image bannerimage banner
15 Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới và 1 hồ sơ mở rộng Công viên địa chất được công nhận
Cỡ chữ Tương phản

Ngày 7/7, tại Trụ sở UNESCO ở Paris, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 209 đã thông qua đề xuất công nhận 15 Công viên địa chất toàn cầu mới và 1 Công viên địa chất mở rộng diện tích của Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu.

Các Công viên mới được công nhận gồm: Cliffs of Fundy (Canada); Discovery (Canada); Xiangxi (Trung Quốc); Zhangye (Trung Quốc); Lauhanvuori-Haemeen Khangas (Phần Lan); Toba Caldera (Indonesia); Hantangang (Hàn Quốc); Rio Coco (Nicaragua); Djerdap (Serbia); Granada (Tây Ban Nha); Maestrazgo (Tây Ban Nha); Estrela (Bồ Đào Nha); Yangan Tau (Liên bang Nga); Kula-Salihli (Thổ Nhĩ Kỳ – mở rộng diện tích trên 10%); Black Country (Anh); Đăk Nông (Việt Nam).

 

Do tình hình đại dịch Covid – 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Ban điều hành Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN ExB) phối hợp với Phòng Khoa học Trái đất và Giảm thiểu rủi ro Tai biến địa chất của UNESCO sẽ tổ chức một chương trình trực tuyến vào ngày 16/6/2020 để công bố sự kiện này và chào đón các thành viên mới gia nhập Mạng lưới.

Trong số các Công viên địa chất toàn cầu mới, có Liên bang Nga và Nicaragua  là những quốc gia có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đầu tiên. Việt Nam cũng có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO thứ ba, sau Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng.

BQL Công viên địa chất

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 156
  • Trong tuần: 5 113
  • Tất cả: 701957

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay