image bannerimage banner
Hội thảo tham vấn thiết lập hành lang sinh cảnh bảo tồn loài Voọc mũi hếch ở Hà Giang
Cỡ chữ Tương phản
Vừa qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế đã tổ chức Hội thảo tham vấn thiết lập hành lang sinh cảnh, kết nối giữa khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca với vườn Quốc gia Du Già (Hà Giang).

              Vừa qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế đã tổ chức Hội thảo tham vấn thiết lập hành lang sinh cảnh, kết nối giữa khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca với vườn Quốc gia Du Già (Hà Giang).

              Khu bảo tồn Voọc mũi hếch Khau Ca có diện tích trên 2.000 ha, nằm trên địa bàn xã Tùng Bá (Vị Xuyên) và 2 xã Minh Sơn, Yên Định (Bắc Mê). Với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã tích cực thực hiện công tác tuần tra, giám sát sinh học tại các địa bàn có Voọc mũi hếch; kiểm soát, nắm thông tin các hoạt động xâm hại đến hành lang sinh cảnh của khu bảo tồn và đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ Voọc mũi hếch.

 

Voọc mũi hếch.

              Tại hội thảo, đại diện Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế nêu rõ: Voọc mũi hếch là một trong những loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới hiện nay và là loài đặc hữu của Việt Nam. Trái đất hiện chỉ còn khoảng 200 cá thể, riêng Hà Giang có khoảng 180 cá thể. Qua hơn 10 năm được chính quyền địa phương và cộng đồng bảo vệ cho thấy dấu hiệu hồi sinh của loài vật có nguy cơ tuyệt chủng này. Tuy nhiên, vẫn còn những tác động xấu đến hành lang sinh cảnh của loài linh trưởng này, như việc: Mở đường dân sinh đi qua khu rừng đặc dụng; có nhiều hộ dân đã và đang sinh sống, canh tác trong khu bảo tồn và nhiều hộ dân khu vực xung quanh cũng đang sống và khai thác nguồn lợi từ rừng trong khu bảo tồn đã và đang tác động xấu đến môi trường sinh cảnh bảo tồn loài Voọc mũi hếch. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã vào cuộc một cách tích cực, nhưng chưa có kinh phí để di chuyển những hộ dân sinh sống trong khu bảo tồn, những giải pháp về công tác bảo vệ rừng, bảo vệ loài Voọc mũi hếch gắn với phát triển sinh kế cho người dân trong khu vực chưa phát huy hiệu quả…

              Trước sự tác động tiêu cực của con người đã làm thu hẹp sinh cảnh của các loài động vật hoang dã và Voọc mũi hếch, các đại biểu tham dự hội thảo đã thống nhất: Trong điều kiện của một địa phương khó khăn như Hà Giang, rất cần có thêm sự hỗ trợ, trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức và xã hội để bảo vệ và hồi sinh loài linh trưởng đặc hữu này. Tăng cường công tác bảo vệ rừng, tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ về sinh kế cho người dân sống quang khu vực bảo tồn.

Tin, ảnh: Đình Anh

(Nguồn: Báo Hà Giang điện tử)

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 338
  • Trong tuần: 5 777
  • Tất cả: 722344

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay