image bannerimage banner

Khám phá CVĐC

  • Image

    Độc đáo lễ đặt tên con của người Cờ Lao

    Cờ Lao là một trong những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ka-Đai, ngữ hệ Thái - Ka Đai; đây là dân tộc có dân số ít. Hiện dân tộc Cờ Lao ở Hà Giang chỉ có 2.388 người, sinh sống chủ yếu ở các huyện Hoàng Su Phì, Yên Minh, Đồng Văn; một số ít sinh sống rải rác ở các huyện Mèo Vạc và Quản Bạ.

  • Image

    Lễ đặt tên con của người Lô Lô Đen

    Sau khi sinh được ba ngày, gia đình tiến hành làm lễ đặt tên cho trẻ (o mế mồ). Lễ vật trong lễ này bao gồm 1 con gà, 1 chai rượu cùng xôi; ngoài ra có thể là 1 con lợn. Gia đình mời thầy mo về làm lễ cúng cho trẻ. Lễ cúng được tiến hành trước bàn thờ tổ tiên của gia đình để thông báo cho tổ tiên biết trong nhà đã có thêm một thành viên mới. Lễ cúng đặt tên được làm hai lớp: lớp thứ nhất, người ta mang những vật còn sống ra giữa nhà, thầy cúng dùng một thanh tre nhỏ đánh nhẹ vào con vật lễ để dâng cho tổ tiên; lớp thứ hai, những con vật sống được mang đi làm thịt và thầy cúng tiến hành cúng lần hai.

  • Image

    Kiến trúc nhà ở của người Lô Lô Đen

    Loại hình nhà ở cổ truyền của người Lô Lô Đen ở Lũng Cú là nhà đất trình tường, ba gian hoặc năm gian. Nhà thường dựa lưng vào núi và quay mặt xuống sông suối hoặc thung lũng. Đồng bào đặc biệt kiêng không làm nhà quay mặt về phía hang hốc, bởi làm như vậy, của cải sẽ ra đi mà không quay trở lại. Ngôi nhà của người Lô Lô Đen mang trong nó hơi thở hoang sơ của vùng cao nguyên đá lạnh giá ở việc tận dụng những vật liệu sẵn có của tự nhiên, như đất, đá và gỗ…

  • Image

    Vài nét về dân cư và lịch sử tộc người Bố Y

    Bố Y là một cộng đồng tộc người bao gồm 3 ngành chính là Pầu Y, Pầu Nả và Pầu Thỉn. Giữa các ngành có sự phân biệt khác nhau bởi một số nét thể hiện trong phong tục, tập quán và trên y phục của người phụ nữ. Về ngôn ngữ, 3 ngành đó tiêu biểu cho 3 phương ngôn của tiếng Bố Y xưa kia, là một ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

  • Image

    Về Hà Giang ăn Tết cùng người Bố Y

    Người Bố Y còn có những tộc danh khác như Pu Y, Pầu Y, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc. Tại Hà Giang người Bố Y sống tập trung ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ và một số ít sống ở huyện Đồng Văn. Mặc dù sinh sống đan xen với các dân tộc khác như Nùng, Hoa, Giáy, Tày, Mông, Dao song người Bố Y ở Hà Giang vẫn gìn giữ được những truyền thống văn hoá riêng có, độc đáo, đặc biệt trong Lễ tết cổ truyền.

  • Image

    Làng cổ người Hoa Lũng Phìn

    Thôn Lũng Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn có 11 dân tộc sinh sống, trong đó người Hoa chiếm 51%, còn lại là các dân tộc khác như Mông, Nùng, Tày, Lô Lô, Giáy, Pu Péo, Dao,…

  • Image

    Toàn cảnh hẻm vực Nậm Lang

    Các vận động nâng hạ diễn ra mạnh mẽ trong lòng Trái Đất từ vài chục triệu năm trở lại đây, cùng với quá trình karst hóa chủ yếu đang ở giai đoạn trẻ trong điều kiện nhiệt đới, đã để lại trên Cao nguyên đá Đồng Văn nhiều kiểu dạng cảnh quan karst đặc sắc, như karst dạng dãy, dạng chóp nón, lũng - đỉnh, kim tự tháp, rừng đá, hoang mạc đá, hang động... và đặc biệt là các hẻm vực karst hùng vĩ, trong đó nổi tiếng nhất là hẻm vực Tu Sản trên sông Nho Quế sâu đến 700 - 800m.

  • Image

    Làng nghề truyền thống người Dao

    Người Dao Tả Pan ở Sủng Máng (Mèo Vạc) chiếm 95% dân số cả xã. Cũng như đa số đồng bào Dao ở Hà Giang, người Dao ở Tả Pan từ xưa đã biết cách thích ứng với môi trường tự nhiên khắc nghiệt, khai thác sản vật của núi rừng, canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm và làm các nghề phụ như thêu dệt, đan lát, chạm bạc, rèn, đúc… để đảm bảo cuộc sống tự cung tự cấp.

  • Image

    Đồn Đường Thượng

    Di tích đồn Đường Thượng và tường thành Lũng Hồ thuộc xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Đây là một trong nhiều công trình quân sự mà quân đội Pháp đã xây dựng trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn ngay từ khi người Pháp bắt đầu chiếm đóng Hà Giang năm 1887.

  • Image

    Rừng Voọc mũi hếch

    Vườn quốc gia Du Già được thành lập năm 2015 trên cơ sở sáp nhập Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già và Khu bảo tồn loại và sinh cảnh Voọc Mũi hếch Khau Ca. Tổng diện tích 15.006,3ha trên địa bàn ba xã: Tùng Bá, huyện Vị Xuyên; Minh Sơn, huyện Bắc Mê; và Du Già, huyện Yên Minh, tất cả đều thuộc tỉnh Hà Giang. Phần lớn (14.068 ha, chiếm 93,7%) diện tích Vườn quốc gia nằm ở xã Du Già, vì thế là một bộ phận hữu cơ của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 10
  • Hôm nay: 583
  • Trong tuần: 7 783
  • Tất cả: 1067778

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay