Khám phá CVĐC
-
Trang phục của người Pu Péo đã và đang có những biến đổi cả trong chất liệu may mặc cũng như kiểu dáng. Xưa kia, người dân bao giờ cũng may y phục bằng vải bông tự dệt và nhuộm chàm; ngày nay, hầu hết đều mặc vải công nghiệp. Cho đến nay, trang phục của họ vẫn chủ yếu được phân loại theo giới tính và tình trạng hôn nhân (đối với phụ nữ), không thấy có hiện tượng phân biệt theo vị thế xã hội hay nghề nghiệp. Các thầy bói khi hành nghề cũng chỉ bận bộ y phục thường ngày chứ không có trang phục riêng.
-
Cờ Lao là một trong những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ka-Đai, ngữ hệ Thái - Ka Đai; đây là dân tộc có dân số ít. Hiện dân tộc Cờ Lao ở Hà Giang chỉ có 2.388 người, sinh sống chủ yếu ở các huyện Hoàng Su Phì, Yên Minh, Đồng Văn; một số ít sinh sống rải rác ở các huyện Mèo Vạc và Quản Bạ.
-
Mỗi nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch sẽ mang lại hiệu quả kép tạo sinh kế cho người dân trong phát triển kinh tế, giúp đánh thức các “tiềm năng nội tại” trên Công viên địa chất.
-
Sau khi sinh được ba ngày, gia đình tiến hành làm lễ đặt tên cho trẻ (o mế mồ). Lễ vật trong lễ này bao gồm 1 con gà, 1 chai rượu cùng xôi; ngoài ra có thể là 1 con lợn. Gia đình mời thầy mo về làm lễ cúng cho trẻ. Lễ cúng được tiến hành trước bàn thờ tổ tiên của gia đình để thông báo cho tổ tiên biết trong nhà đã có thêm một thành viên mới. Lễ cúng đặt tên được làm hai lớp: lớp thứ nhất, người ta mang những vật còn sống ra giữa nhà, thầy cúng dùng một thanh tre nhỏ đánh nhẹ vào con vật lễ để dâng cho tổ tiên; lớp thứ hai, những con vật sống được mang đi làm thịt và thầy cúng tiến hành cúng lần hai.
-
-
Khi những tia nắng vàng nhè nhẹ rải khắp núi rừng Hà Giang, mùa Xuân như thổi hồn vào từng bản làng của người Pu Péo. Giữa miền đất hùng vĩ cao nguyên đá, cộng đồng người Pu Péo vẫn giữ vẹn nguyên những giá trị truyền thống với phong tục đón Tết độc đáo đầy màu sắc.
-
Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Bát Đại Sơn thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang được thành lập năm 2000, có diện tích 10.684 ha, trong đó 6.298 ha là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và 4.071 ha là khu vực phục hồi sinh thái.
-
Giống như các tộc người khác sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn, nghi lễ vòng đời của đồng bào dân tộc Giáy cũng tuần tự trải qua các giai đoạn khác nhau như: Sinh đẻ, cúng ba ngày, lễ đầy tháng, lễ giải hạn, lễ trưởng thành, lễ cúng giải hạn, lễ cấp sắc, lễ cưới hỏi, tang ma. Trong đó, lễ cấp sắc được người Giáy coi là một nghi lễ quan trọng, đặc biệt của một người. Nếu người Dao coi lễ cấp sắc là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của một người con trai thì với người Giáy lễ cấp sắc là nghi lễ dành riêng cho những người học nghề thầy cúng.
-
Loại hình nhà ở cổ truyền của người Lô Lô Đen ở Lũng Cú là nhà đất trình tường, ba gian hoặc năm gian. Nhà thường dựa lưng vào núi và quay mặt xuống sông suối hoặc thung lũng. Đồng bào đặc biệt kiêng không làm nhà quay mặt về phía hang hốc, bởi làm như vậy, của cải sẽ ra đi mà không quay trở lại. Ngôi nhà của người Lô Lô Đen mang trong nó hơi thở hoang sơ của vùng cao nguyên đá lạnh giá ở việc tận dụng những vật liệu sẵn có của tự nhiên, như đất, đá và gỗ…
-
Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông, những nhạc cụ truyền thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tài sản quý giá được bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ. Dù trải qua bao thăng trầm của thời gian, tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn vẫn mãi ngân vang, cất lên nhạc điệu tâm tình nơi rừng núi vùng cao.
| |
-
Đang online:
9
-
Hôm nay:
50
-
Trong tuần:
6 497
-
Tất cả:
1087547
|