Các nhóm dân tộc
-
Trang phục của người Pu Péo đã và đang có những biến đổi cả trong chất liệu may mặc cũng như kiểu dáng. Xưa kia, người dân bao giờ cũng may y phục bằng vải bông tự dệt và nhuộm chàm; ngày nay, hầu hết đều mặc vải công nghiệp. Cho đến nay, trang phục của họ vẫn chủ yếu được phân loại theo giới tính và tình trạng hôn nhân (đối với phụ nữ), không thấy có hiện tượng phân biệt theo vị thế xã hội hay nghề nghiệp. Các thầy bói khi hành nghề cũng chỉ bận bộ y phục thường ngày chứ không có trang phục riêng.
-
Khi những tia nắng vàng nhè nhẹ rải khắp núi rừng Hà Giang, mùa Xuân như thổi hồn vào từng bản làng của người Pu Péo. Giữa miền đất hùng vĩ cao nguyên đá, cộng đồng người Pu Péo vẫn giữ vẹn nguyên những giá trị truyền thống với phong tục đón Tết độc đáo đầy màu sắc.
-
Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông, những nhạc cụ truyền thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tài sản quý giá được bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ. Dù trải qua bao thăng trầm của thời gian, tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn vẫn mãi ngân vang, cất lên nhạc điệu tâm tình nơi rừng núi vùng cao.
-

Người Giáy di cư vào Việt Nam có nhiều mốc thời gian khác nhau tuỳ thuộc vào từng nhóm. Trong công trình về người Giáy ở Việt Nam, tác giả Vũ Quốc Khánh cho rằng, người Giáy có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam khoảng 300 năm trước. Theo tư liệu dân tộc học của một số học giả Việt Nam được triển khai nghiên cứu vào những năm 60 của thế kỷ trước cho biết, có lẽ người Giáy có mặt ở nước ta trên dưới 200 năm, tức khoảng 10 đời. Trong nghiên cứu của Lê Duy Đại, Triệu Đức Thanh về các dân tộc ở Hà Giang lại cho rằng, người Giáy có mặt sớm nhất ở Việt Nam cũng chỉ trên 100 năm (khoảng 5-7 đời). Nguồn tư liệu “Sử Thái (Quắm tố nương) còn chép vào thế kỷ XVII -XVIII, họ tràn xuống chiếm miền thượng lưu sông Đà, xuống tận Yên Bái, Nghĩa Lộ, sang tận bên Thượng Lào. Một bộ phận sang chiếm miền thượng Lào. Người Thái gọi người Giáy là người Giằng. Đến đầu thế kỷ XIX, bộ phận ở Nghĩa Lộ bị người Thái đẩy lùi về miền Yên Bái và Lào Cai và cư trú ở đó cho đến nay. Một số ít ở lại miền Tú Lệ lâu ngày hoà hợp với dân tộc Thái.
-
Dân tộc Lô Lô có trên 3.300 người cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Ở Hà Giang, đồng bào sinh sống tập trng ở các xã Lũng Cú, Lũng Táo, Sủng Là huyện Đồng Văn và các xã thuộc huyện Mèo Vạc như: Thượng Phùng, Xín Cái.
-
Quần cư và sinh kế trên cao nguyên đá Đồng Văn có 17 dân tộc anh em với những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Lô Lô, Hoa, Pu Péo... Trong suốt bề dày lịch sử, họ đã tạo dựng cho mình kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng, thể hiện kỹ năng thích ứng và hòa đồng với thiên nhiên trong lao động sản xuất, các lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng. Sự đa dạng về sắc tộc đã tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng đa dạng, độc đáo, và đặc sắc.
| |
-
Đang online:
8
-
Hôm nay:
49
-
Trong tuần:
6 497
-
Tất cả:
1087547
|