Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn - Bức tranh văn hóa đa sắc màu
15/11/2021
Quần cư và sinh kế trên cao nguyên đá Đồng Văn có 17 dân tộc anh em với những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Lô Lô, Hoa, Pu Péo... Trong suốt bề dày lịch sử, họ đã tạo dựng cho mình kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng, thể hiện kỹ năng thích ứng và hòa đồng với thiên nhiên trong lao động sản xuất, các lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng. Sự đa dạng về sắc tộc đã tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng đa dạng, độc đáo, và đặc sắc.
Sơ đồ phân bố các dân tộc trên vùng CVĐC
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn bao gồm địa giới hành chính 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Đồng Văn là một trong những cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình từ 700m - 1.200m so với mặt nước biển. Cấu trúc địa chất và kiểu địa hình đặc trưng đã tạo nên cảnh quan địa lý đặc thù của vùng cao nguyên đá. Quần cư và sinh kế trên cao nguyên đá Đồng Văn có 17 dân tộc anh em với những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Lô Lô, Hoa, Pu Péo... với số dân khoảng 240.000 người trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Mông chiếm khoảng 70% dân số, chủ yếu là nhóm Mông Trắng (rất ít nhóm Mông Đen, Mông Xanh và Mông Hoa), sau đó đến dân tộc Tày, Dao và dân tộc Giáy. Trong suốt bề dày lịch sử, họ đã tạo dựng cho mình kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng, thể hiện kỹ năng thích ứng và hòa đồng với thiên nhiên trong lao động sản xuất, các lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng. Sự đa dạng về sắc tộc đã tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng đa dạng, độc đáo, và đặc sắc.
Về nhà - Kim Mạnh
|
Xóm nhỏ quê tôi - Nguyễn Hữu Ninh |
Cao nguyên đá Hà Giang - Kim Mạnh
|
Về Bản - Kim Mạnh
|
Khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn đem đến cho du khách những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa lâu đời của con người nơi đây. Mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng, tất cả tạo nên một bức tranh văn hóa lung linh và đầy cuốn hút. Du khách hẳn sẽ say đắm với tiếng khèn Mông dìu dặt giữa núi rừng, mải mê ngắm người phụ nữ Mông bên khung dệt vải lanh hay khoác lên mình những bộ trang phục dân tộc nhiều màu sắc để hòa mình với thiên nhiên hùng vĩ giữa đất và trời. Đặc biệt, du khách có thể trải nghiệm văn hóa chợ phiên, thưởng thức chén rượu ngô thơm nồng giữa cái tiết trời se lạnh của vùng cao cực bắc.
Chăn dê - Trần Cao Bảo Long
|
Cày trên nương đá - Nông Tú Tường |
Túm đuôi ngựa - Nguồn: Internet
|
Thanh Xuân - Nguyễn Huỳnh Mai
|
Mỗi dân tộc trên Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn đều có những lễ hội truyền thống riêng của mình. Dân tộc Lô Lô có Lễ Cầu mưa, dân tộc Mông có Lễ hội Gầu Tào, dân tộc Tày có lễ hội đua cá… Tuy nhiên, các dân tộc cùng sinh sống lâu đời trên mảnh đất địa đầu tổ quốc nên văn hóa giao thoa với nhau khá rõ nét. Các Lễ hội như Tết nguyên đán, Lễ hội Chợ tình Khâu Vai,… là sân chơi văn hóa chung của đồng bào các dân tộc.
Lễ tế trời dân tộc Lô Lô
|
Tác giả: Bùi Đức Tân
|
Sản xuất thổ cẩm lanh
|
Nghề thêu
|
Mảnh đất Cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng khắc nghiệt do thiếu đất, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất. Ở môi trường khắc nghiệt ấy, các dân tộc anh em đã sinh sống, đã vượt lên những khó khăn để hình ảnh đất và người Cao nguyên đá Đồng Văn ghim sâu vào trong lòng biết bao du khách trong nước và quốc tế. Thiên nhiên, con người nơi đây đã tạo nên bức tranh đầy màu sắc; trong đó, văn hóa đồng bào các dân tộc nơi đây chính là điểm nhấn của bức tranh ấy. Tạm quên đi lo âu những ngày cuối năm để sống, trải nghiệm đa dạng văn hóa nơi cực Bắc của Tổ quốc, nơi có sự giao thoa hài hòa của nhiều nền văn hóa tươi đẹp, để thấy một Hà Giang thật cuốn hút.
Xuân Thảo
BQL Công viên địa chất