image bannerimage banner
Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn - huyện Quản Bạ
Cỡ chữ Tương phản
Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Bát Đại Sơn thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang được thành lập năm 2000, có diện tích 10.684 ha, trong đó 6.298 ha là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và 4.071 ha là khu vực phục hồi sinh thái.
anh tin bai

         Đây là một trong những địa điểm mà du khách không thể bỏ qua khi đến Bát Đại Sơn - Quản Bạ. Cho đến nay, Khu BTTN Bát Đại Sơn vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ cùng với hệ thực vật vô cùng phong phú. Đồng thời, đây còn là nơi giao thoa giữa các nguồn động thực vật bản địa phía Nam Trung Quốc và phía Bắc Việt Nam nên thu hút những tâm hồn xê dịch thích khám phá thiên nhiên.

         Khu BTTB Bát Đại Sơn có đặc điểm hỗn hợp và được đại diện chủ yếu bởi các loài chim sống ở vùng rừng núi, cũng như các loài ở vùng đất thấp, chủ yếu là bìa rừng. Thống kê sơ bộ trong quá trình nghiên cứu, 102 loài đã được ghi nhận. Do hầu hết các vùng lãnh thổ được khảo sát đều là cảnh quan nhân sinh nên tổng số loài còn ít. Các thảm sinh vật rừng được nghiên cứu chủ yếu nằm trên các ngọn đồi, bị chia cắt đáng kể và độ che phủ thấp.

anh tin bai

Dẻ tùng sọc trắng trong Khu BTTN Bát Đại Sơn

anh tin bai

Quần thụ Nghiến trong khu BTTN Bát Đại Sơn

         Các loài động vật có vú nhỏ trên cạn đã được ghi nhận tại Khu BTTN như: 4 loài thú nhỏ thuộc bộ gặm nhấm: Chuột Andaman (Rattus andamanensis), Chuột răng trắng (Berylmys bowersi), Sóc (Callosciurus sp.), Chuột khổng lồ (Leopoldamys cf. edwardsi); 2 loài thuộc nhóm động vật có vú ăn côn trùng: Chuột chù Trung Quốc (Crocidura dracula), Chuột chũi Latucci (Mogera latouchei);  3 loài động vật có vú ăn thịt: Chồn bụng vàng (Mustela kathiah), Chồn hương (Melogale moschata), Cầy hương nhỏ (Viverricula indica) và 1 loài thuộc bộ Linh trưởng Culi Bengal (Nycticebus bengalensis).

         Tại hai hang động trong khu bảo tồn đã thu thập được xương của một số loài dơi. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tại Khu BTTB Bát Đại Sơn ghi nhận sự xuất hiện của 3 loài dơi móng ngựa (Rhinolophidae), 2 loài thuộc bộ cánh cứng (Hipposideridae) và 4 loài thuộc nhóm da gai.

anh tin bai

         Khu BTTN Bát Đại Sơn hiện có 9 loài ếch và 4 loài rắn. Các loài được ghi nhận hầu hết thuộc quần thể động vật ăn cỏ đặc trưng cho các vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt, đã ghi nhận được một loài ếch cây quý hiếm, Rhacophorus viridimaculatus Ostroshabov, Orlov & Nguyen, 2013, trước đây chỉ được ghi nhận ở xã Du Già, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Một kết quả đặc biệt khác là loài cóc Trung Quốc, Bufo cf. gargarizans Cantor, 1842, lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam đã tìm thấy tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn. Tình trạng phân loại của quần thể này cần được nghiên cứu thêm. Đã ghi nhận được hai quần thể của một loài Sa giông quý hiếm, Tylototriton ziegleri Nishikawa, Matsui & Nguyen, 2013.

anh tin bai

Sơ đồ Khu BTTN Bát Đại Sơn

         Ngày 13 tháng 12 năm 2024 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Quyết định 1750/QĐ-UBND thực hiện Đề án du lịch sinh thái, giải trí trong Khu BTTN Bát Đại Sơn giai đoạn 2024 - 2030. Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn thông báo công khai Đề án để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhà đầu tư biết, nội dung cơ bản như sau.

         Với 6 điểm du lịch gồm: Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thôn Thào Chu Phìn; Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thôn Sán Trồ; Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thôn Pải Chu Phìn I; Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thôn Pải Chu Phìn II; Điểm du lịch sinh thái rừng Nghiến.

         Và 2 tuyến tham quan

         Tuyến số 1: Tham quan, khám phá cảnh quan bản làng, trải nghiệm nét văn hoá các dân tộc, ẩm thực và lưu trú tại thôn Sán Trồ, Lao Chải; trải nghiệm làng nghề dệt lanh ở Cán Tỷ; trải nghiệm thiên nhiên đồi Thông, ruộng bậc thang quanh Khu BTTN; Checkin thành cổ Cán Tỷ; khám phá vườn Nghiến cổ thụ nghìn năm tuổi và cảnh quan rừng tự nhiên, đa dạng sinh học trên tuyến có độ cao từ 1000 đến 1500 mét so với mặt nước biển, có thể quan sát với tầm nhìn hang km.

         Tuyến số 2: Trải nghiệm nét văn hoá của 17 dân tộc thiểu số khác nhau, các loại ẩm thực và lưu trú tại thôn Pải Chư Phìn; Trải nghiệm thiên nhiên tại Hang Sập, Hang Thủng; Khám phá các hệ sinh thái rừng tự nhiên trên đỉnh cao tại thôn Thào Chư Phìn; Tham gia các hoạt động nông nghiệp cùng đồng bào dân tộc Mông, Dao. 

         Các tuyến du lịch trên sẽ được kết nối với các điểm du lịch trong vùng như: hang Quả Na xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ; Dinh thự họ Vương xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn; Núi đôi Quản Bạ … và các điểm du lịch thuộc thủy điện Na Hang, hồ Ba Bể….. Đây là những điểm du lịch hấp dẫn, đang thu hút nhiều du khách Việt Nam và khách quốc tế.

Vĩnh Thái

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 904
  • Trong tuần: 9 576
  • Tất cả: 1076771

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay