image bannerimage banner
Trải nghiệm nghề truyền thống trên Công viên địa chất
Cỡ chữ Tương phản
Mỗi nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch sẽ mang lại hiệu quả kép tạo sinh kế cho người dân trong phát triển kinh tế, giúp đánh thức các “tiềm năng nội tại” trên Công viên địa chất.  

Hiện nay trên vùng CVĐC, ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, các di tích văn hoá lịch sử du khách còn được trải nghiệm, tìm hiểu về các nghề thủ công. Với đặc trưng của 17 dân tộc quần cư trên vùng CVĐC, mỗi dân tộc đề có nghề truyền thống riêng, tạo ra các sản phẩm độc đáo, làm phòng phú thêm giá trị văn hoá CVĐC TC CNĐ Đồng Văn.

1. Dệt vải lanh của người Mông

Đối với mỗi cô gái Mông thường học se sợi, dệt vải từ nhỏ vì họ sẽ là người làm ra cái mặc cho gia đình. Để dệt được tấm vải lanh, phải trải qua nhiều công đoạn vất vả và mất rất nhiều thời gian.

anh tin bai

         Mọi công đoạn làm nên thành phẩm đều được thực hiện thủ công mà không có sự hỗ trợ của máy móc. Đồng bào tự trồng cây, tách vỏ rồi se sợi, dệt lanh với những dụng cụ thô sơ, đơn giản cùng với đôi bàn tay khéo léo cùng sự nhẫn nại, tỉ mỉ cho ra đời những tấm vải lanh với họa tiết hoa văn bắt mắt. 

         Cây lanh thu hoạch về phải tước vỏ rồi xe làm sợi. Họ làm công việc này vào thời gian rảnh rỗi, thậm chí cả lúc đi đường, đi chợ họ cũng nối sợi,se lanh trên tay. Sau khi sợi lanh được luộc, lăn, ép cho nhỏ, mịn, chắc, người ta mắc sợi vào khung cửi, dệt thành vải. Dệt xong vải được phơi, dùng đá cuội đập nhiều lần cho vải mềm, bóng, mịn rồi mới đem nhuộm chàm và in hoa văn bằng sáp ong. 

         2. Nghề rèn của người Mông

         Do canh tác trên núi đá, cần những nông cụ phù hợp, người Mông đã phát triển nghề rèn với sản phẩm rất sắc, bền chủ yếu là lưỡi cày, cuốc, dao. Thợ rèn dùng than củi để đốt lò, dùng bễ thụt nằm ngang để thổi lửa. Công cụ sản xuất chủ yếu ngoài cái bễ thụt còn có đe, búa các cỡ, kìm. Nông cụ được rèn từ thép tốt nên rất bền, sử dụng đến mòn vẹt gần hết mà vẫn sắc bén. Người Mông rất coi trọng đồ dùng của mình và xem đó như những đồ vật có linh hồn.

         3. Nghề chạm bạc của người Mông

         Để làm ra một sản phẩm chạm bạc hoàn chỉnh cần nhiều thời gian và có tới 10 công đoạn khác nhau nhưng chạm là kỹ thuật khó nhất, quyết định sự tinh xảo của sản phẩm. Có những sản phẩm công phu phải mất cả năm mới hoàn thiện nhưng với nghệ nhân chạm bạc đó là tác phẩm nghệ thuật từ đôi bàn tay, trí óc, thể hiện nét tài hoa của người thợ khi biến những tấm nguyên liệu thô sơ thành sản phẩm có nét hoa văn khắc chìm, chạm nổi rất tinh tế, uyển chuyển.

anh tin bai

         Việc chạm bạc, chế tác bạc chia làm nhiều công đoạn từ lên khuôn, chạm bạc và trang trí. Mỗi người sẽ đảm nhiệm một công đoạn khác nhau từ nấu chảy nguyên liệu, đổ khuôn, tạo dạng thô, gò nét, chạm khắc, mài dũa, đánh bóng ….để cho ra một sản phẩm độc đáo, tinh xảo.

         4. Nghề mộc

         Nghề mộc là nghề phát triển rộng rãi ở các dân tộc như Mông, Dao, C Lao, Pu Péo, Tày…chủ yếu do nam giới đảm nhiệm. Sản phẩm mộc từ nhà cửa đến các đồ dùng trong gia đình như bàn ghế, thùng, chậu, bát, muôi.. các dụng cụ phục vụ lao động sản xuất.

Người Tày nổi tiếng với những đội thợ mộc dựng nhà sàn. Các sản phẩm mộc được đánh giá cao nhất của người Cờ Lao là bộ khung gỗ. Người Mông có nghề mộc không cần dùng đinh, chỉ dùng thép. Họ thường chọn các loại gỗ bền chắc và thẳng để làm như thông, pơ mu chống mối mọt.

         5. Đan lát

         Các dân tộc ở CVĐC đều giỏi đan lát. Nguyên liệu chủ yếu là nứa, giang, vầu, tre gai, trúc, guột hay mây. Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về chức năng và cũng mang đặc điểm riêng của từng dân tộc. Đồ để vận chuyển có gùi hay quẩy tấu (dân tộc Mông, Dao), dậu gánh thóc (Tày, Nùng)… Đồ đựng: hòm đựng quần áo (La Chí, Dao), bồ đựng lúa, thúng, nong phơi (Tày). Đan lát thường là công việc của đàn ông. Mỗi sản phẩm đan thực sự là một tác phẩm nghệ thuật.

        Nghề đan từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu gia đình dần trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân.

         Những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh hỗ trợ, phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch, nhằm góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cũng như nâng cao đời sống cho nhân dân… Mặc dù tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực để khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm, làng nghề truyền thống như: Quảng bá tại các sự kiện, hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh hay tập trung triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP nhằm phát triển phong phú các sản phẩm theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, do không tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm dẫn đến việc làng nghề không hoạt động hoặc hoạt động lay lắt, cầm chừng.

         Trước sự mai một của các nghề truyền thống, những nghệ nhân, người già tại các thôn bản am hiểu về nghề mong muốn các cấp chính quyền có giải pháp hữu hiệu để lưu giữ, phục dựng làng nghề nhằm “níu giữ hồn cốt”, bản sắc văn hóa đặc trưng các dân tộc cho thế hệ sau.

Ngọc Phượng

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 13
  • Hôm nay: 536
  • Trong tuần: 6 983
  • Tất cả: 1088033

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay