image bannerimage banner

Di sản văn hóa

  • Image

    Miếu thờ Thần nước ở Phố cổ Đồng Văn

    Đến Đồng Văn, du khách thường lựa chọn dạo quanh khu vực phố cổ nằm tại trung tâm thị trấn Đồng Văn để tìm hiểu về kiến trúc, tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hoá tại khu chợ cổ, thưởng thức các món ăn truyền thống của địa phương như: Thắng cố, mèn mén, bánh cuốn, thắng dền,… Nhưng ít ai biết phía cuối con đường của khu phố cổ, thuộc địa phận Làng Nghiến có một ngôi miếu thờ Thần nước đã được cộng đồng dân tộc Tày duy trì thờ cúng từ rất lâu đời.

  • Image

    Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô

    Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là di sản văn hoá phi vật thể thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng, đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012. Đây là một nghi lễ cổ truyền của người Lô Lô, thường được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 7 (Âm lịch) tại các gia đình trưởng họ.

  • Image

    Nguồn gốc lịch sử di cư dân tộc Mông

    Người Mông là dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc này có một truyền thống văn hóa độc đáo, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm trước đây và trên 300 năm sau khi từ Trung Quốc sang định cư ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

  • Image

    Văn hóa tinh thần của người Cờ Lao Hà Giang

    Người Cờ Lao thuộc nhóm các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở mảnh đất địa đầu tổ quốc. Văn hóa tinh thần của người Cờ Lao khá đặc sắc. Hầu như không chịu ảnh hưởng của các tôn giáo lớn. Một số nghi thức trong các hoạt động tôn giáo của họ có những biểu hiện của đạo Lão song rất mờ nhạt. Cho đến nay những đặc điểm còn thấy rõ nhất trong tín ngưỡng của họ chủ yếu là niềm tin vào các tôn giáo sơ khai và tục thờ cúng tổ tiên.

  • Image

    Sắc màu Quản Bạ

    Quản Bạ là huyện biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, là cửa ngõ vào cao nguyên đá Đồng Văn - địa đầu Tổ quốc. Trung tâm của huyện là thị trấn Tam Sơn, nằm cách thành phố Hà Giang khoảng gần 50km. Độ cao trung bình của Quản Bạ từ 1.000 - 1.600m, địa hình của vùng khá dốc, thung lũng và sông núi bị chia cắt nhiều nên cảnh sắc thiên nhiên rất nên thơ, hùng vĩ. Tôi thường rời thành phố Hà Giang từ rất sớm, cỡ 5 giờ sáng, để đến Quản Bạ đúng lúc mặt trời lên, khi sương chưa kịp tan trên triền núi. Một bức tranh thủy mặc và lãng mạn đến sững sờ.

  • Image

    Cao nguyên đá Đồng Văn - bức tranh văn hóa đa sắc màu

    Điều kiện địa hình đặc thù của Cao nguyên đá là sự thách thức lớn đối với các cư dân đang lập nghiệp trên đó. Chính trong quá trình thích ứng với tự nhiên và xã hội, các dân tộc anh em ở đây đã sáng tạo nên những yếu tố văn hóa độc đáo. Đó là quá trình nhận biết và ứng xử với môi trường tự nhiên cũng như các đặc tính văn hóa của họ thể hiện qua các hiện vật văn hóa vật thể và hệ thống tư liệu văn hóa phi vật thể.

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 19
  • Hôm nay: 762
  • Trong tuần: 8 842
  • Tất cả: 798336

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay