Di tích kiến trúc nghệ thuật và kiến trúc quân sự thời Pháp thuộc
12/05/2025
Năm 1858 thực dân Pháp tấn công xâm lượng nước ta, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang vào năm 1887. Đề kiểm soát các địa bàn trọng yếu, thực dân Pháp thiếp lập hệ thống phòng thủ, xây dựng các đồn bốt hầm hào, công sự tại các thị trấn, thị tứ và những nơi có vị trí chiến lượng quan trọng án ngữ các trục đường giao thống huyết, công việc này còn được tiếp tục đến năm 1941. Hệ thống đồn bốt được xây dựng kiên cố tại thị xã Hà Giang (nay là thành phố Hà Giang) là Hệ thống lô cốt, hầm hào tại khu vực đồi Tỉnh uỷ; hệ thống đồn bốt gác trên đỉnh núi cấm cùng tường thành từ chân núi cấm kéo ra bở sông Lô (khu vực cầu Yên Biên II hiện nay); Các huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn có vọng gác cổng trời Quản Bạ, tường thành Cán Tỷ, lô cốt án ngữ đường vào xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ; đồn bốt tại xã Lũng Hồ, đồn Bạch Đích và trung tâm huyện lỵ Yên Minh; đồn Phó Bảng, thị trấn Phố Bảng và đồn Cao tại trung tâm huyện lỵ Đồng Văn; lô cốt tại chợ Khâu Vai, huyện Mèo Vạc; đồn Pố Lũng, huyện Hoàng Su Phì; lô cốt tại đèo Gió, huyện Xín Mần. Đặc biệt là Căng Bắc Mê – ban đầu là đồn binh sau đó trở thành nhà tù để giam giữ tù chính trị.
Các công trình kiến trúc quân sự thời Pháp thuộc như đã nêu trên được xây dựng tại các vị trí trọng yếu án ngữ, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng hoặc khống chế, kiếm soát các trung tâm huyện lỵ. Các công trình này được xây dựng kiên cố, vững chắc có bốt gác, giao thông hào, một số đòn bốt còn có hầm ngầm để cố thủ.
Bên cạnh hệ thống đồn bốt do Pháp xây dựng, ở các huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn có một số công trình nhà ở của các Thổ ty cát cứ ở mỗi vùng xây dựng. Loại hình kiến trúc này có tường thành đá bao quanh, có lỗ châu mai, nay một số đã trở thành phế tích như: Khu nhà ở của Sùng Chứ Đà, xã Đường Thượng; khu nhà ở của Dương Trung Nhân, huyện Mèo Vạc. Duy nhất hiện nay còn bảo tồn được khá nguyên vẹn là dinh thự nhà Vương, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn – công trình kiến trúc nghệ thuật có sự giao thoa văn hoá Mông – Hoa – Pháp.

Ngoài các công trình kiến trúc quân sự của Pháp và dinh thự như đã nêu trên, vùng Cao nguyên đá Đồng Văn còn có loại hình kiến trúc phố chợ tại phố cổ Đồng Văn. Những công trình nhà ở này có sự giao thoa giữa kiến trúc bản địa kết hợp kiến trúc ngôi nhà sàn người Tày, đôi khi thêm cả kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Pháp. Đây là loại hình kiến trúc vừa mang tính chất phố nhưng vẫn có yếu tố nông thôn, phù hợp với việc buôn bán của phố chợ và phù hợp đối với việc cày cấy, chăn nuôi gia súc…
Như vậy có thể thấy Hà Giang là vùng đất có vị trí rất quan trọng. Đặc biệt khi người Pháp chiếm đóng, nhận thấy tầm quan trọng của Hà Giang, thực dân Pháp đã xây đồn bốt pháo đài làm điểm tựa để trấn giữ những vị trí trọng yếu. Để xây dựng được những thành luỹ, đồn bốt hay những pháo đài kiêm dinh thự, thực dân Pháp và các thế lực phong kiến địa phương bắt nhân dân trong vùng trở thành phu phen tạp dịch khuân đá, gánh nước, đào hoa… có những đồn bốt nằm trên đỉnh núi cao, công việc vô cùng vất vả, nhiều người không chịu được sự vất vả hoặc chống đối bị chúng đánh đập đến chết. Khi cách mạng nổ ra để kiểm soát và chiếm giữ được những điểm phòng thủ này bộ đội ta đã phải chiến đấu giằng co với địch, hy sinh nhiều xương máu.

Các công trình quân sự do thực dân Pháp xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang có số lượng khá lớn, phân bố từ trung tâm đô thị, hoặc huyện lỵ đến các xã, các địa bàn trọng yếu. Sau khi chúng ta giành lại quyền 1945, hầu hết các công trình kiến trúc quân sự của Pháp không được duy tu sửa chữa, đến nay, hầu hết các công trình đã xuống cấp, một số đã trở thành phế tích. Để bảo tồn các công trình kiến trúc này, những năm qua một số công trình kiến trúc quân sự của Pháp trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, có hành lang pháp lý bảo vệ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, đồng thời các công trình này là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch.