image bannerimage banner
Bảo tồn loài vọc mũi hếch ở Hà Giang
Cỡ chữ Tương phản

         Voọc mũi hếch là một trong những loại linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới hiện nay. Tính đến năm 2023, trên thế giới có khoảng 250 cá thể và đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn và mất môi trường sống. Tại Hà Giang, số lượng cá thể Voọc mũi hếch hiện thống kê được khoảng 160 cá thể.

anh tin bai

Voọc mũi hếch (Ảnh: Lê Khắc Quyết)

Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Loài vọc này có bộ lông màu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Chúng không có màu lông trên đỉnh đầu. Vùng ngục, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có màu trằng mờ. Mảng lông trắng, này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới để lông màu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như vọc trưởng thành.

Năm 2002 là năm đầu tiên dự án Bảo tồn voọc mũi hếch tại Hà Giang được khởi động với khoảng 60 cá thể được phát hiện tại khu rừng Khau Ca. Sau 22 năm với sự hỗ trợ của Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế và sự quyết tâm của chính quyền địa phương, dự án đã mang lại kết quả hơn cả mong đợi. Có thể nói đây là một trong số ít các loài nguy cấp ở Việt Nam có dấu hiệu phục hồi.

Tại Hà Giang, Voọc mũi hếch tập trung sinh sống tại Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và một phần nhỏ ở khu vực rừng thuộc các xã Cao Mã Pờ, Tả Ván, Tùng Vài (thuộc huyện Quản Bạ).

Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có nhiều cá thể Voọc mũi hếch nhất hiện nay, có tổng diện tích là 15.006,3ha trải dài trên địa phận 3 xã của 2 huyện thuộc tỉnh Hà Giang: Tùng Bá (Vị Xuyên), Minh Ngọc (Bắc Mê) và Du Già (Yên Minh), phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt 11.224,7ha.

Rất nhiều biện pháp đã được Chi Cục Kiểm lâm tỉnh và Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế như: tổ chức các hoạt động nghiên cứu, giám sát đa dạng sinh học; tuần tra kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, bảo tồn Voọc mũi hếch và các loại thực vật; lắp đặt thêm 40 máy thu âm, 25 bẫy ảnh để ghi nhận số liệu về Voọc mũi hếch; hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân sinh sống liền kề với khu bảo tồn.

anh tin bai

Các nội dung, hoạt động xoay quanh chủ đề bảo vệ rừng và bảo vệ Voọc mũi hếch (Ảnh: Văn Bính - Phương Thảo)

         Trong khuôn khổ hợp tác giai đoạn 2024 - 2025, Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang đã triển khai chương trình nâng cao nhận thức về rừng - hè năm 2024 dành cho học sinh các trường Tiểu học tại các xã nằm xung quanh Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, thuộc khu vực Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn. Tham dự chương trình có 390 em học sinh lớp 4 và lớp 5 của 5 trường Tiểu học thuộc các huyện: Yên Minh, Bắc Mê và Vị Xuyên.

anh tin bai

Nhiều hoạt động nhóm đã được thiết kế để tạo cơ hội cho thầy cô và các em học sinh thể hiện các kỹ năng của mình (Ảnh: Văn Bính - Phương Thảo)

         Với các nội dung, hoạt động xoay quanh chủ đề bảo vệ rừng và bảo vệ Voọc mũi hếch, các chuyên gia về Giáo dục môi trường đã nhiều năm với các hoạt động bảo tồn Voọc mũi hếch tại tỉnh Hà Giang của Tổ chức Bảo tồn đã sử dụng các bài giảng trong lớp kết hợp với các hoạt động ngoại khoá, dã ngoại để truyền đạt cho học sinh hiểu về tầm quan trọng của rừng; mối liên hệ giữa sinh vật với con người; ý nghĩa của rừng Khau Ca và Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn đối với loài Voọc mũi hếch; vì sao phải bảo vệ các loài sinh vật cũng như bảo về Voọc mũi hếch.

anh tin bai

         Có thể nói, bảo tồn loài Voọc mũi hếch không chỉ đơn thuần là bảo vệ cho một loài linh trưởng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên trái đất. Mà còn góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.

BQL Công viên địa chất

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 315
  • Trong tuần: 5 460
  • Tất cả: 880691

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay