Di sản địa chất
-
Các vận động nâng hạ diễn ra mạnh mẽ trong lòng Trái Đất từ vài chục triệu năm trở lại đây, cùng với quá trình karst hóa chủ yếu đang ở giai đoạn trẻ trong điều kiện nhiệt đới, đã để lại trên Cao nguyên đá Đồng Văn nhiều kiểu dạng cảnh quan karst đặc sắc, như karst dạng dãy, dạng chóp nón, lũng - đỉnh, kim tự tháp, rừng đá, hoang mạc đá, hang động... và đặc biệt là các hẻm vực karst hùng vĩ, trong đó nổi tiếng nhất là hẻm vực Tu Sản trên sông Nho Quế sâu đến 700 - 800m.
-
Một cảnh tượng tráng lệ với hàng trăm chóp nón đá vôi lô xô theo địa hình. Các nhà khoa học gọi đó là địa hình đơn nghiêng, hay địa hình mái nhà lệch. Một số người khác lại gọi đó là những cuốn sách đá - từng lớp đá mỏng chính là những trang giấy khổng lồ của cuốn sách đá mang tên “Lịch sử trái đất”.
-
Bọ Ba Thuỳ (tên khoa học là Trilobita) là một nhóm/lớp hóa thạch nổi tiếng của các động vật chân khớp tuyệt chủng. Sống phổ biến trong kỷ Cambri và kỷ Ordovic (540 - 485 triệu năm). Những đại biểu sau cùng của chúng bị tiêu diệt vào cuối Đại cổ sinh.
-
Hóa thạch Huệ biển được phát hiện trên Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn như một minh chứng cho lịch sử hình thành của mảnh đất địa đầu tổ quốc.
-
Thuộc kiểu di sản cổ sinh và di sản đá, được phát hiện tại vách núi dọc đường phía sau Chợ cổ Đồng Văn, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và một số nơi khác trong vùng.
-
Một trong số những ngành động vật quan trọng, xuất hiện sớm trên Trái đất là loài: Tay cuộn (Brachiopoda) thuộc ngành động vật không xương sống, chuyên sống trong môi trường biển và đều là những cá thể sống riêng biệt, không lập thành quần thể. Tay cuộn sống trong kỷ Đại cổ sinh, giai đoạn cực thịnh của ngành này có khoảng 7.000 loài, hiện nay chỉ còn một số ít trong các đại dương.
-
| |
-
Đang online:
7
-
Hôm nay:
784
-
Trong tuần:
9 408
-
Tất cả:
971240
|