image bannerimage banner
Sách đá Vần Chải
Cỡ chữ Tương phản
Một cảnh tượng tráng lệ với hàng trăm chóp nón đá vôi lô xô theo địa hình. Các nhà khoa học gọi đó là địa hình đơn nghiêng, hay địa hình mái nhà lệch. Một số người khác lại gọi đó là những cuốn sách đá - từng lớp đá mỏng chính là những trang giấy khổng lồ của cuốn sách đá mang tên “Lịch sử trái đất”.

Một cảnh tượng tráng lệ với hàng trăm chóp nón đá vôi lô xô theo địa hình. Nhưng bên trong từng chóp nón đó cũng có nét đặc biệt riêng - hàng chục, hàng trăm lớp đá vôi mỏng lộ ra, nghiêng thoải đều đặn hết về một bên. Cũng vì thế mà sườn các chóp nón kể trên một phía cũng khá thoải trong khi phía đối diện lại khá dốc. Các nhà khoa học gọi đó là địa hình đơn nghiêng, hay địa hình mái nhà lệch. Một số người khác lại gọi đó là những cuốn sách đá - từng lớp đá mỏng chính là những trang giấy khổng lồ của cuốn sách đá mang tên “Lịch sử trái đất”.

anh tin bai

Khoảng hơn 400 triệu năm trước, vào kỷ Devon, khu vực này vẫn ngập sâu dưới mực nước biển. Các loại đá trầm tích carbonat khá giàu sét hình thành nên cảnh quan mà giờ đây chúng ta đang chiêm ngưỡng được hình thành dưới đáy biển. Nếu điều kiện trầm tích ổn định thì sẽ thành các lớp dầy, có khi tới hàng chục, hàng trăm mét, ngược lại thì sẽ chỉ tạo thành những lớp mỏng, có khi chỉ vài cm, lúc đầu gần như nằm ngang. Nhưng rồi bối cảnh kiến tạo thay đổi, đại dương trở thành lục địa, từ đáy biển các lớp trầm tích nổi dần lên thành đất liền. Hơn thế nữa, do xô đẩy, va chạm mà một phía được nâng lên nhiều hơn so với phía còn lại, tạo thành các lớp đá nghiêng đều về một bên. Các quá trình địa chất tiếp theo như rửa trôi, bóc mòn, đứt gãy... đã dần tạo nên các chóp nón, để lộ ra các sườn núi đơn nghiêng như những "trang sách đá".

Các nhà khoa học hiện đang lật giở từng “trang sách đá” này để xác lập lại môi trường hình thành đá, đặc điểm cổ khí hậu, cổ sinh vật..., làm sáng tỏ lịch sử phát triển Trái đất ở khu vực này trong quá khứ. 

Cuốn “Sách đá Vần Chải” không chỉ là một trong những cảnh quan đẹp và có giá trị khoa học của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. Nó còn khá hiếm - cảnh quan tương tự cũng chỉ gặp ở một nơi nữa gần Cột cờ Lũng Cú, cũng thuộc huyện Đồng Văn.

BQL Công viên địa chất

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 38
  • Hôm nay: 123
  • Trong tuần: 7 050
  • Tất cả: 961083

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay