image bannerimage banner
Tìm hiểu về hoá thạch Bọ Ba Thùy ​
Cỡ chữ Tương phản
Bọ Ba Thuỳ (tên khoa học là Trilobita) là một nhóm/lớp hóa thạch nổi tiếng của các động vật chân khớp tuyệt chủng. Sống phổ biến trong kỷ Cambri và kỷ Ordovic (540 - 485 triệu năm). Những đại biểu sau cùng của chúng bị tiêu diệt vào cuối Đại cổ sinh.
anh tin bai

Một số mẫu hoá thạch Bọ ba thuỳ trên thế giới

         Bọ Ba Thuỳ là những con vật mình dẹt, hình gần bầu dục, có bộ giáp Kitis để bảo vệ phần mềm. Cơ thể gồm phần đầu hình bán nguyệt, phần thân với nhiều đốt khớp linh động và phần đuôi gồm một số đốt bất động, có khi được kết thúc bằng một gai đuôi. Sở dĩ chúng mang tên bọ Ba Thuỳ là do sự có mặt của hai rãnh sâu, chia cơ thể thành ba thuỳ dọc, thuỳ giữa dày hơn hai thuỳ bên.

         Trilobita có một số kiểu sống, một vài nhóm sống bám đáy để săn mồi, ăn xác chết, ăn bằng cách lọc thức ăn trong nước và một vài loài sống trong tầng mặt để ăn sinh vật phiêu sinh. Hầu hết các kiểu sống giống với các loài chân khớp hiện đại sống trong môi trường biển được thấy có ở Trilobita.

         Ở vùng biển nước ta, hiện còn sinh sống một nhóm động vật phát sinh từ bọ Ba Thuỳ vào kỷ Ordovic: Bộ Sam (Limulida). Con Sam có cấu trúc cơ thể mang nhiều nét nguyên thuỷ giống như bọ Ba Thuỳ. Cơ thể con Sam cũng chia thành 3 phần. Phần đầu ngực phát triển rộng, hình móng ngựa. Thân giữa, càng về cuối càng thu hẹp, gồm 6 đến 10 đốt. Thân cuối, có thể còn phân đốt, được kết thúc bằng một gai đuôi dài vát nhọn như dải tóc tết gọn gàng của các cô thiếu nữ (tết tóc "đuôi sam"). Gai đuôi giúp con vật di chuyển nhanh và có thể lật sấp lại khi bị ngã ngửa trên cát.

anh tin bai

Mẫu hoá thạch Bọ ba thuỳ tại đường lên Cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rông, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

         Hóa thạch Bọ Ba Thuỳ được tìm thấy ở một số nơi trên thế giới như Morocco, Canada,, Cộng hoà Séc... Tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, hóa thạch Bọ Ba Thùy được phát hiện đầu tiên trong đá vôi phong hóa tại chân Cột cờ Lũng Cú. Sau đó, các nhà khoa học còn phát hiện thêm một số hóa thạch còn khá nguyên vẹn thuộc khu vực Lũng Pù và Cán Chu Phìn (huyện Mèo Vạc). Hóa thạch Bọ Ba Thùy được phát hiện minh chứng về sự tồn tại lâu đời của loại động vật không xương trên Công viên địa chất. Nó cũng là thước đo về lịch sử hình thành vùng đất cực Bắc của Việt Nam.

BQL Công viên địa chất (sưu tầm)

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 270
  • Trong tuần: 6 489
  • Tất cả: 921280

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay