image bannerimage banner
Điểm quan sát toàn cảnh đèo Mã Pì Lèng
Cỡ chữ Tương phản
Đèo Mã Pì Lèng là một đoạn quốc lộ 4C nối liền 2 huyện Đồng Văn-Mèo Vạc. Dài khoảng 20km qua 3 xã: Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái, huyện Mèo Vạc, đèo được công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 4194/QĐ-BVHTTDL ngày 16/11/2009. 

         Tên gọi “Mã Pì Lèng” có nhiều cách giải thích: “mũi ngựa mát” hoặc “tuyết bám mũi ngựa” hoặc “dốc ngựa chết”,v.v… tất cả mọi cách giải thích đều ám chỉ mức độ chênh vênh hiểm trở của đèo Mã Pì Lèng.

anh tin bai

Dưới chân Mã Pì Lèng - Hùng Cường

         Đây cũng là khu vực hội tụ đa dạng các di sản địa chất bao gồm: hẻm vực Mã Pì Lèng, vách trượt đứt gãy Mã Pì Lèng, các sườn xâm thực - bóc mòn, nếp uốn Mã Pì Lèng, di tích đáy thung lũng cổ Mèo Vạc, tháp kim Pả Vi, ranh giới giữa các loại đá vôi có tuổi, đặc tính phân lớp, thành phần và màu sắc khác nhau (xem ảnh) 

          Đèo Mã Pì Lèng cũng gắn liền với lịch sử hào hùng của Con đường Hạnh Phúc  - một di tích lịch sử-danh thắng cấp quốc gia mà hàng vạn đồng bào 16 dân tộc các tỉnh Cao Bắc Lạng, Thái Tuyên Hà, Hải Hưng và Nam Định đã đổ biết bao mồ hôi và xương máu trong suốt 5 năm liền (từ 10/9/1959 đến 15/6/1065) để làm nên. Chỉ riêng đoạn qua đèo Mã Pì Lèng hơn 1.000 thanh niên xung phong đã phải treo mình trên vách đá trong suốt 11 tháng ròng để phá đá mở đường. Đây cũng là một kỳ tích về sức mạnh đoàn kết của đồng bào các dân tộc anh em trên Cao nguyên đá Đồng Văn, một kỳ tích đã được khắc vào bia đá để du khách đến tham quan đèo Mã Pì Lèng giờ đây có thể hồi tưởng một cách trân trọng.

BQL Công viên địa chất

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 148
  • Trong tuần: 5 730
  • Tất cả: 721449

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay