image bannerimage banner
Nghề dệt lanh truyền thống
Cỡ chữ Tương phản
Tháng 6, khi những thửa ruộng bậc thang vào mùa nước đổ cũng là lúc cây Lanh trên khắp vùng Cao nguyên đá Đồng Văn bước vào mùa thu hoạch.
anh tin bai

Thu hoạch lanh

         Người Mông có câu: "Ðói đến chết cũng không ăn thóc giống, rách cũng phải có áo lanh mặc lúc chết”, cũng bởi thế mà bao lâu nay, ở vùng đá nhiều hơn đất này cứ nơi nào có người Mông thì nơi đó có trồng cây lanh để dệt vải.

anh tin bai

Không chỉ phụ nữ mà người đàn ông Mông cũng tham gia vào công đoạn se lanh, dệt vải

         Cây lanh “đực” thì không có hoa, người ta thu trước lấy vỏ dệt vải. Cây lanh “cái” thì có hoa, người ta để lại cho đậu hạt, lấy hạt phơi khô dưới nắng, giữ lại làm giống để trồng tiếp cho vụ sau hoặc mang tới chợ để trao đổi, mua bán, nuôi gà, nuôi chim…

Để tạo nên tấm vải lanh dệt tay hoàn chỉnh, những người đàn ông, phụ nữ Mông phải bỏ ra vô cùng nhiều thời gian và tâm sức với hơn 40 bước làm thủ công hoàn toàn như: Gieo hạt, thu hoạch, bóc tách sợi, se lanh, nối sợi, quay guồng, dệt vải, giặt, phơi, nhuộm…

anh tin bai

Đôi bàn tay tỉ mẩn cắt những đoạn chỉ thừa

         Vải lanh dùng phổ biến trong may mặc trang phục truyền thống của người Mông nhờ độ bền cao, làm từ sợi thực vật 100% nên hút ẩm tốt, khi mặc cho cảm giác thoáng mát. Hiện nay, với sự phát triển của lối sống xanh, người tiêu dùng hướng tới tiêu dùng bền vững nên vải lanh dệt tay truyền thống của người Mông đã được ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực thời trang, tạo nên những sản phẩm quần áo ấn tượng, đồ lưu niệm đẹp mắt.

anh tin bai

Sản phẩm được làm từ sợi lanh được du khách rất ưa chuộng

         Nghề dệt lanh không chỉ là nghề truyền thống cần được bảo tồn mà còn là một trong những nghề mang tính bền vững tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường và gia tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Cùng với sự phát triển của du lịch trải nghiệm, nghề dệt lanh truyền thống trên vùng Cao nguyên đá ngày càng được nhiều người biết tới, du khách đến với Cao nguyên đá Đồng Văn nay có thể trải nghiệm trực tiếp các công đoạn dệt lanh, nhuộm màu cho vải tại 02 cơ sở sản xuất vải lanh truyền thống sau: Hợp tác xã dệt lanh Cán Tỷ (xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ); CHAM CRAFT (Đối diện Làng văn hoá thôn Sủng Là, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn).

Bích Huệ

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 603
  • Trong tuần: 6 058
  • Tất cả: 935818

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay