image bannerimage banner
Khu di tích Sùng Chứ Đà, xã Đường Thượng, huyện Yên Minh
Cỡ chữ Tương phản
Khu di tích Sùng Chứ Đà nằm ở xã Đường Thượng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Hiện nay khu di tích Sùng Chứ Đà còn tồn tại dấu vết của bốn công trình gồm: Hai bốt gác nằm trên đỉnh núi cách trụ sở UBND xã Đường Thượng khoảng 500m; một khu dinh thự nằm đối diện với UBND xã Đường Thượng; một khu nguyên liệu chế tác đá và đường bậc thang lên núi cách UBND xã Đường Thượng khoảng 600m.

 

anh tin bai
 

Khu di tích Sùng Chứ Đà nằm ở xã Đường Thượng, huyện Yên Minh

         Dấu vết của khu dinh thự và các bốt gác có có quy mô lớn, đặt tại vị trí chiến lược phục vụ sinh hoạt và phòng thủ được xây dựng thủ công, vật liệu chủ yếu là đá khối, các tảng đá được đục đẽo tỷ mỷ có kích thước lớn, chiều dài trung bình 60cm, chiều rộng 50cm, dày 15cm, nhiều tảng đá có kích thước dài 1,3m, rộng 50cm, dày 30cm, những tảng đá xếp đè lên nhau rất khít tạo nên các bức tường dầy 1m vuông vức, chắc chắn. 

Khu vực chế tác đá và đường lên núi còn sót lại các tảng đá hình hộp có độ dày từ 0,25m đến 0,35m; dài từ 0,40m đến 1m, có tảng đã được tạc đẽo hoàn chỉnh, có tảng tạc đẽo còn dang dở. Đường lên núi được xếp đá khoảng trên 500 bậc theo hình chữ chi dẫn lên núi hướng đi thôn Cờ Cải, các tảng đá có kích thước khác nhau độ dày từ 25 - 30cm, chiều rộng từ 40 - 60cm, chiều dài 50 - 70cm.

         Trong tài liệu của Pháp đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III có ghi chép: Năm 1863 tại Đường Thượng có một Chúa đất người Mông, tên là Sung - Lao - Luc tức Sùng Chứ Đà, sau khi được tôn lên làm vua, nhân dân trong vùng đọc chệch thành Sùng Chúa Đà hoặc Sùng Chú Đa. 

         Vốn biết một số trò ảo thuật, khiến dân làng và người dân trong vùng càng ngày càng tin Sùng Chúa Đà có phép thuật và quyền năng.

         Sùng Chứ Đà cho xây dựng trạm gác bằng đá ở đỉnh và sườn núi Trống Chứ Đà - tiếng Mông nghĩa là núi Chứ Đà. Đồng thời dựng nhà và tường thành ở đáy thung lũng, không ngừng tăng cường thu nhận binh lính bố phòng khu vực Đường Thượng. Những thông tin này được người Pháp miêu tả rất kỹ: “Vua Mèo từ 1863 đã xây dựng ở đầu thung lũng Khuây Bóc một trại tị nạn bao quanh tường bảo vệ bằng đá khô, ở phía đáy nó bịt thung lũng bằng một bức tường rất lớn hình thành bằng chính những vật liệu đá, với các lỗ cửa như là lỗ châu mai…”

         Sùng Chứ Đà cho lính dựng một cây cột đá cao hơn đầu người, đục 2 lỗ tròn hai bên thân cột. Hai lỗ tròn là nơi đút và nêm chặt tay vào cây cột đá ấy đối với những người vi phạm luật lệ do Sùng Chứ Đà đặt ra, những người này bị bỏ đói, khát khô kiệt sức mà chết. Đã có không biết bao người trở thành nạn nhân trên cây cột đá này. Sau này cột đá bị nhân dân địa phương đập và xô ngã nằm chỏng chơ giữa nương ngô suốt gần hai trăm năm, hiện nay cột đá đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang.

Thời gian trôi qua, thành luỹ, vọng gác của Sùng Chứ Đà vẫn còn đó minh chứng cho một thời kỳ hành hoành của Chúa đất người Mông khét tiếng tại vùng đất Đường Thượng. 

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 721
  • Trong tuần: 6 819
  • Tất cả: 724703

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay