image bannerimage banner
Di tích khảo cổ Sủa Cán Tỷ
Cỡ chữ Tương phản
Di tích khảo cố học Sủa Cán Tỷ, nằm bên phải của thung lũng sông Miện, trên đường quốc lộ 4C thuộc thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ.

 

anh tin bai
Các di vật công cụ lao động bằng đá khai quật được từ di chỉ Sủa Cán Tỷ

         Di chỉ Sủa Cán Tỷ phân bố khá rộng từ km 62 đến km 64, nằm dọc theo hai bên sông Miện, dọc sường núi, di vật tìm thấy cao nhất ở độ cao 500m so với mực nước biển. Qua khảo sát, khai quật di chỉ có 370 di vật đá của người nguyên thuỷ, trong đó có 174 chiếc thuộc kho Bảo tàng, 196 hiện vật thu được từ khai quật, được phân chia thành một số loại hình như: mũi nhọn, rìa ngang, rìa dọc, rìa xiên, ba rìa, phần tư cuội, mũi nhọn, hai rìa, rìa ở hai đầu, rìa ở hai cạnh bên, hình chữ nhật, cuội có vết ghè, hình móng ngựa, gần bầu dục, chưa định hình, mảnh tước, công cụ cuội bổ. Hầu hết các công cụ được chế tạo từ đá cuội, kỹ thuật ghè đẽo đơn giản, hình dáng cổ sơ, mang đặc trưng của đồ đá cũ, có tuổi thuộc cánh Tân muộn, mang đậm dấu ấn văn hoá Sơn Vi – một văn hoá hạch cuội trong một thời kỳ các cộng đồng người sống ngoài trời, ven các sông suối lớn thuộc hậu kỳ Pleisocene. Đây là một di chỉ thuộc thời đại đá cũ hiếm hoi trên đất Hà Giang bên cạnh di tích Đồi thông nổi tiếng.

         Di tích khảo cổ học Sủa Cán Tỷ đã bị cắt phá bởi con đường quốc lộ 4C chạy dọc thung lũng, song song với sông Miện mở năm 1959 lấy đi phần lớn diện tích và di vật của di chỉ.

         Di tích khảo cổ học Sủa Cán Tỷ đã được khoanh vùng, có quy chế bảo vệ, bảo tồn di tích. Được UBND tỉnh Hà Giang xếp hạng cấp tỉnh theo Quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày 29/7/2014 của UBND tỉnh.

 

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 583
  • Trong tuần: 7 030
  • Tất cả: 1088080

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay