image bannerimage banner
Thiết giao long phá thạch - Lưng rồng Sủng Máng
Cỡ chữ Tương phản
Tưởng chừng mọi thứ, như cảnh quan, hẻm vực, tháp, nón... trên Cao nguyên đá đều liên quan đến đá vôi, thì “rồng Sủng Máng” ở Tả Lủng, thị trấn Mèo Vạc, lại đem đến trải nghiệm mới về một loại đá khác, cả về thành phần lẫn hình thái.

 

anh tin bai

Điểm di sản Thiết giao long phá thạch tại Sủng Máng, Mèo Vạc

 
         Trên một sườn núi rộng, thoải, đã được cải tạo thành một nương đá mầu mỡ, đột nhiên, uốn lượn như một con rồng, nổi cao hơn xung quanh 5-7m, rộng 3-5m, một dải dài cả trăm mét. Và điều thú vị lại ở chỗ đó không phải là đá vôi!

         Hiện có hai ý kiến về thành phần, nguồn gốc, cơ chế thành tạo “rồng Sủng Máng”. Một cho rằng đó là một thể đá mạch thành phần bazơ - gọi là diabase - một loại đá núi lửa giàu các khoáng vật silicat nhôm và sắt, xuyên cắt lên trong đá vôi.

anh tin bai

Từ cảnh quan độc đáo của điểm di sản Thiết giao long phá thạch, Hoạ sĩ Cristina González Martin đã cho ra đời tác phẩm sơn dầu phác hoạ lại điểm di sản dưới dạng con cá sấu khổng lồ nằm bên sườn núi

         Ý kiến thứ hai, có vẻ có cơ sở hơn, vì có kèm theo phân tích mẫu. Theo đó đá chủ yếu gồm các kết hạch khoáng vật hydroxit nhôm và các khoáng vật hydroxit sắt, oxyt sắt ở dạng keo, vì thế gọi là quặng bauxite sắt nguồn gốc trầm tích, thường gặp ở các vùng đá vôi Đông Bắc Việt Nam.

         Có thể bạn đã biết, rằng bauxite là quặng để sản xuất nhôm, và Việt Nam có trữ lượng bauxite lớn hàng đầu thế giới, nhưng đó là bauxite hình thành do phong hóa đá núi lửa basalt vốn rất nhiều ở Tây Nguyên. Còn quặng bauxite sắt kể trên, trữ lượng ít hơn nhiều, lại có nguồn gốc hình thành khác. Theo đó các tập đá vôi rất dầy, xen lẫn những tập sét, bị hòa tan, rửa lũa, hoặc cũng có thể những lớp đá núi lửa bị phong hóa, rửa trôi hết, để lại những tích tụ tàn dư giàu nhôm và sắt. Những tích tụ này sau đó còn được hòa tan, vận chuyển và tập trung trong những khe rãnh, hang hốc karst, tái kết tủa, hình thành bauxite sắt nguồn gốc trầm tích.

         Có một điểm chung trong cả hai ý kiến trên, đó là các khoáng vật giàu nhôm và sắt kể trên đều rất bền vững. Vì thế mới sót lại những thể đá kỳ dị nổi cao trên địa hình, khi đá vôi chứa chúng bị rửa trôi, hòa tan hết.

Xuân Đôn

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 404
  • Trong tuần: 6 784
  • Tất cả: 941368

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay