image bannerimage banner
02 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia trên Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận
Cỡ chữ Tương phản
Bộ VHTT&DL đã có Quyết địnhcông bố đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với 02 di sản trên vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn là: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cầu an của người Giáy xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc và Tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô Đen xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.

 

anh tin bai

Tiết mục múa trong Lễ cầu an của đồng bào dân tộc Giáy

Di sản Lễ hội Cầu an của người Giáy, đây là một nghi lễ truyền thống được cộng đồng người Giáy tại khu vực Mèo Vạc gìn giữ qua nhiều thế hệ.  Lễ hội diễn ra trong suốt cả tháng Giêng, bắt đầu từ ngày mùng một Tết. Đây là dịp để mọi người khấn cầu thần linh mang lại cho họ mùa màng bội thu, cây lúa trổ bông dày hạt, dân bản ấm no và hạnh phúc. Năm mới đến cũng là lúc để mọi người xua đi những rủi ro của năm cũ; điều tốt lành ở lại, cái xấu ra đi. Lễ hội Cầu an của người Giáy không kiêng kỵ với người ngoài, vì thế các dân tộc khác cùng sinh sống trong vùng có thể cùng tham gia.

 

anh tin bai

Nghề thủ công truyền thống nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô Đen được phụ nữ tích cực gìn giữ

         Người Lô Lô ở tỉnh Hà Giang phân bố chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, người Lô Lô được chia thành hai nhóm: Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa và trang phục đặc trưng riêng

anh tin bai

Các sản phẩm được tạo ra từ đôi bàn tay của người phụ nữ Lô Lô Đen

Những bộ trang phục của người Lô Lô Đen được may và thêu hết sức cầu kỳ trong từng đường kim, mũi chỉ từ váy, áo, quần cho đến khăn, mũ. Điểm nhấn ở bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lô Lô đen chính là những chùm bông len hòa cùng  màu sắc trang trí trên khăn và váy. Năm 2013, xã Lũng Cú cũng như Chi hội phụ nữ huyện đã hỗ trợ mở lớp dạy nghề cho những người có nhu cầu học thêu cũng như truyền dạy và Làng nghề thêu, dệt thổ cẩm. Trong đó, đã hỗ trợ bên các dụng cụ cần thiết cho việc phục vụ  nghề thêu, dệt. Hiện nay, số chị em phụ nữ tham gia thêu ngày càng tăng cao. Cùng với đó, tiếp tục đào tạo và lưu giữ làng nghề truyền thống của người dân tộc Lô Lô bằng cách: “Người già có tay nghề sẽ truyền dạy cho các thế hệ sau”. Từ đó, làng nghề đã thu hút được đông đảo chị em cùng tham gia. Các sản phẩm như: Quần, áo, khăn, váy, túi xách được thêu trưng bày và bán cho du khách trong và ngoài nước.

Với số lượng những di sản văn hóa, di sản địa chất đa dạng, Công viên địa chất đã khẳng định đây là một khu vực có nền văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của các dân tộc thiểu số sống ở miền núi phía Bắc của tổ quốc. Việc công nhận thêm 02 di sản được đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể Quốc gia đã góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đồng thời phát triển du lịch địa phương một cách bền vững.

Cũng trong đợt này, Hà Giang vinh dự có thêm di sản Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cầu mùa, cầu mưa của người Dao huyện Bắc Mê được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Quyết định công bố danh mục di sản: Tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống nghệ thuật trangtrí trên trang phục của người Lô Lô Đen xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn và Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cầu an của người Giáy xã Nậm Ban, huyệnMèo Vạc 

BQL Công viên địa chất

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 620
  • Trong tuần: 5 416
  • Tất cả: 715708

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay