image bannerimage banner
Hợp tác xã dệt lanh Cán Tỷ
Cỡ chữ Tương phản
Xã Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) của đồng bào dân tộc Mông nằm bên “hẻm vực Sông Miện” với các vách đá vôi dựng đứng do hoạt động phá hủy của “đứt gãy Sông Miện”. “Cán” nghĩa là khô, “Tỷ” nghĩa là đất, “Cán Tỷ” nghĩa là “vùng đất khô”, theo truyền thuyết do bị các “con rồng” (các dòng sông, suối, trong đó có sông Miện) hút cạn nước.
anh tin bai

Người dân thu hoạch lanh

(Ảnh: Lương Diễn)

              Người Mông thường sống trên các vùng núi cao, hẻo lánh. Ngoài cây lương thực chính là cây ngô họ còn trồng lanh lấy sợi dệt vải làm quần áo. Cuộc sống của họ gắn liền với cây lanh, sống cùng với lanh và chết cũng phải có lanh mang theo. Nền văn hóa của người Mông đầy sức sống và rất gần gũi với thiên nhiên.

anh tin bai

Cây lanh trên Cao nguyên đá (Lương Diễn)

          Điều đó được thể hiện qua các hoa văn thêu, may hoặc in trên trang phục, thay lời truyền đạt cảm xúc hoặc giao tiếp của họ. Với người Mông ở Cán Tỷ (Quản Bạ) thì hoa văn thường là dấu chân voi, dấu chân lợn, hình hoa hồi, hoa bí…, đặc trưng cho một “vùng đất khô”. 

 

               Hợp tác xã thổ cẩm Cán Tỷ được thành lập năm 2010, tạo việc làm cho 30 phụ nữ từ các thôn bản lân cận. Bên cạnh những sản phẩm thổ cẩm với hoa văn truyền thống còn có nhiều sản phẩm mới, hoa văn cách điệu hơn, hiện đại hơn. Sản phẩm thổ cẩm của Hợp tác xã rất được ưa chuộng, hiện đã góp mặt ở nhiều thị trường trong nước và thế giới, ngoài nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống còn góp phần bảo tồn và giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Mông ở khu vực này.

BQL Công viên địa chất

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 55
  • Trong tuần: 6 280
  • Tất cả: 943231

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ ngay